Ngạo Thi Đường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 8 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 8 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 98 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 3:31 am
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» CẦN SỰ GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
by meocon_nhaky Sat May 22, 2021 1:50 am

» TẬP THƠ : TAN VỠ TÌNH ĐẦU !
by nguoitruongphu Sun Sep 20, 2020 4:19 am

» Những bản tình ca tiếng anh hay nhất [vietsub - lyrics - kara - effect]
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:26 pm

» 제이플라 J.Fla Cover Songs 2017 (Part 2)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:25 pm

» Tinh Ve Noi Dau-Where Do We Go (Thanh Bui ft. Tata Young)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:22 pm

» Ed Sheeran - Shape Of You ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:20 pm

» Camila Cabello - Havana ( cover by J.Fla )
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:18 pm

» Camila Cabello - Havana (Official Audio) ft. Young Thug
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:17 pm

» Agar Tum Mil Jao - Tassawar Khanum - HD
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:14 pm

» Operacion Triunfo: Gala 5 - Nadia y Johana - Let it be
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:11 pm

» Frank Sinatra - My Way
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 10:07 pm

» Mughal - E - Azam - Teri Mehfil Mein Qismat - Lata Mangeshkar - Shamshad Begum - Chorus
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:56 pm

» The Beatles - Obladi oblada
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:51 pm

» Britney Spears - ...Baby One More Time (Lyrics + Español) Video Official
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:45 pm

» Westlife - My Love (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:36 pm

» Westlife - Swear It Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:34 pm

» Westlife - Fool Again (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:30 pm

» Westlife - If I Let You Go (Official Video)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:29 pm

» M2M - Pretty Boy (With Lyrics)
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:25 pm

» M2M - The Day You Went Away
by Thị Hến Sat Nov 10, 2018 9:24 pm

» CẢI CÁCH CHỮ VIỆT (MT-169)
by Ntd Hoa Viên Fri Sep 07, 2018 1:41 pm

» TÌM VỀ HƯƠNG CỎ (MT-168)
by Ntd Hoa Viên Thu Jul 05, 2018 10:44 am

» MÃNH HỔ SA CƠ (MT-167)
by Ntd Hoa Viên Tue Apr 10, 2018 3:47 pm

» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
by Ntd Hoa Viên Fri Apr 06, 2018 6:32 am

» CƯỠI VẠT SƯƠNG CHIỀU (Mẫn Thanh-162-163)
by Ntd Hoa Viên Mon Apr 02, 2018 9:52 am

» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Fri Mar 30, 2018 5:06 pm

» Theo dõi thông tin world cup 2018 nhé
by sport06mkt Tue Mar 27, 2018 5:50 pm

» Thông tin mới nhất về lịch thi đấu World Cup 2018
by sport06mkt Wed Mar 21, 2018 4:05 pm

» [SƠN DƯỢC] Thủ Heo Xào Hương Liệu
by RELAX Sun Feb 18, 2018 8:16 pm

» [SƠN DƯỢC] GÀ HẤP
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:54 pm

» [Sơn Dược] CÁC LOẠI GÀ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 7:30 pm

» [SƠN DƯỢC] TÓP MỠ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:43 pm

» [SƠN DƯỢC] MỰC NƯỚNG
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:34 pm

» [SƠN DƯỢC] LÒNG HEO PHÁ LẤU
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:32 pm

» [Sơn Dược] LẨU CÁ
by RELAX Sun Feb 18, 2018 6:24 pm

» MỚI PHÁT HIỆN TRANG NÀY THƯỞNG 1 TRIỆU NÈ MẤY CHẾ
by sport06mkt Wed Jan 10, 2018 4:09 pm

» EM LÀ GIRL XINH RỒNG HỔ ĐÂY MẤY ANH
by sport06mkt Tue Jan 09, 2018 4:50 pm

» SẮP ĐẾN TẾT RỒI, CÁC BÁC CÓ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
by sport06mkt Mon Jan 08, 2018 4:04 pm

» MỜI MẤY ANH VÔ ĐĂNG KÍ CÙNG PÉ RỒNG HỔ ĐỂ TRÚNG 3 TRIỆU NÈ
by sport06mkt Fri Jan 05, 2018 4:32 pm

» ĂN CHƠI NGÀY TẾT NÈ, KIẾM THÊM THU NHẬP ĐI NÀO
by sport06mkt Thu Jan 04, 2018 4:36 pm

» ĐĂNG KÍ LÀ CÓ THƯỞNG AH, DỄ QUÁ ĐI THÔI
by sport06mkt Wed Jan 03, 2018 12:16 pm

» BẠN MUỐN CÓ TIỀN ĐI CHƠI TẾT – QUÁ DỄ LUÔN
by sport06mkt Tue Jan 02, 2018 3:45 pm

» HOT GIRL RỒNG HỔ XIN TẶNG MẤY ANH 100K TIỀN THƯỞNG SAU KHI ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN
by sport06mkt Fri Dec 29, 2017 3:54 pm

» CHƠI BẮN CÁ ĐỂ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT
by sport06mkt Thu Dec 28, 2017 5:19 pm

» Ngựa hí ngàn dặm Trải nghiệm kinh hoàngggg
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:50 pm

» 10 Vận Động Viên Gian Lận Tại Thế Vận Hội Olympic
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:44 pm

» Wang Rong Rollin - Chick Chick (王蓉 - 小雞小雞) MV
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:30 pm

» BIG MOUTH (BM) BANAL NA ASO @ ZIRKOH MORATO
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:25 pm

» Bài hát khó hát nhất thế giới :)) THẤP THỎM (忐忑) ca sĩ CUNG LÂM NA (龔琳娜) [HD]
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:22 pm

» Top 5 bài khó hát nhất Thế giới
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:20 pm

» Bài hát siêu chất thánh nào hát lại được ^_^
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:18 pm

» Sặc cơm với tên khai sinh có 1 0 2 độc quyền của Việt Nam
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:12 pm

» 10 bài kiểm tra của học trò khiến giáo viên cười ra nước mắt
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 7:07 pm

» NGHỆ THUẬT VẼ 3D GÂY ẢO GIÁC CON TÊ GIÁC LUÔN
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:36 pm

» Những Kiệt Tác Vẽ Bậy Sách Giáo Khoa - 100 Hilariously Defaced Textbooks
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:33 pm

» 10 Người khiến Bill Gates cảm thấy TỦI THÂN vì NGHÈO QUÁ - Tốp 5 Kỳ Thú - Microsof
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:23 pm

» 7 Pha ướp xác dưới băng hài hước của động vật - khoảng khắc kỳ thú - Tốp 5 Kỳ Thú
by Sách Siêu Wed Dec 27, 2017 6:18 pm

» ĐĂNG KÍ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG ÍT NHẤT 3 TRIỆU NHOA NHOA
by sport06mkt Wed Dec 27, 2017 3:17 pm

» KIẾM TIỀN 3 TRIỆU ĐI CHƠI TẾT TÂY ĐI MẤY TÌNH YÊU ƠI
by sport06mkt Tue Dec 26, 2017 2:13 pm

» KIẾM 3.000.0000 TIỀN THƯỞNG KHI ĐĂNG KÍ NÀY
by sport06mkt Mon Dec 25, 2017 4:14 pm

» Wow, đăng kí là có cơ hội trúng iphone X nhen
by sport06mkt Fri Dec 22, 2017 3:39 pm

» HẤP DẪN LẮM ĐÓ NHA,ĐĂNG KÍ VỪA CÓ 100K VỪA ĐƯỢC ĐI CHƠI CÙNG HOT GIRL NOEL NÈ
by sport06mkt Thu Dec 21, 2017 3:38 pm

» Hương Tràm- Em Gái Mưa (Cover)- LyLy gần 4 tuổi
by Hương Như Wed Dec 20, 2017 9:21 pm

» Em mới kiếm được 1 triệu dễ dàng từ trang này nè mấy chế ơi
by sport06mkt Wed Dec 20, 2017 2:45 pm

» KIẾM 100K ĐI ĂN XÚC XÍCH NÈ
by sport06mkt Tue Dec 19, 2017 2:36 pm

» MOÁ ƠI, ĐĂNG KÍ LÀ CÓ NGAY 100K,DỄ THƯƠNG VÃI LUÔN
by sport06mkt Mon Dec 18, 2017 3:34 pm

» RỒNG HỔ LÊN MÂY – CÓ CÂY LÚC LẮC – HỎI THĂM 3 TRIỆU TIỀN THƯỞNG CÓ HAY CHƯA
by sport06mkt Fri Dec 15, 2017 11:39 am

» CHƠI BẮN CÁ, ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU LIỀN À CÁCH CHƠI BẮN CÁ ĐƯỢC THƯỞNG 3 TRIỆU
by sport06mkt Thu Dec 14, 2017 5:45 pm

» CÓ VIP LÀ CÓ THƯỞNG – QUÀ TẶNG BAO LA
by sport06mkt Wed Dec 13, 2017 3:42 pm

» TRANG NÀY ĐẶC BIỆT QUÁ, TẠO TÀI KHOẢN CÓ THƯỞNG LUÔN
by sport06mkt Tue Dec 12, 2017 3:50 pm

» ƠN GIỜI CẬU ĐÂY RỒI 2015 | TẬP 12 - NGÔ KIẾN HUY & TRẤN THÀNH
by RELAX Mon Dec 11, 2017 10:38 pm

» Thầy tế Trấn Thành quyến rũ công chúa Ai Cập phản bội chồng con
by RELAX Mon Dec 11, 2017 9:49 pm

» ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN LÀ CÓ 1 TRIỆU LIỀN NHEN
by sport06mkt Mon Dec 11, 2017 4:17 pm

» Đĩa Bay Người Ngoài Hành Tinh Xuất Hiện Tại Malaysia
by RELAX Sat Dec 09, 2017 9:01 pm

» Bao Giờ Lấy Chồng? [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:36 pm

» Rằng Em Mãi Ở Bên [OFFICIAL M/V]
by Thị Hến Sat Dec 09, 2017 8:33 pm

» MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH – THƯỞNG 3 TRIỆU CHO AI ĐĂNG KÍ NÀO
by sport06mkt Fri Dec 08, 2017 4:23 pm

» NGỌN ĐUỐC TÀN (MT-159-160)
by Ntd Hoa Viên Thu Dec 07, 2017 5:16 pm

» NHANH TAY LÊN, ĐĂNG KÍ CÓ 3.000.000Đ
by sport06mkt Thu Dec 07, 2017 4:36 pm

» MR SIRO NGHE ĐI RỒI KHÓC ♪♪ Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Mr Siro 2017
by lethuyhang Fri Dec 01, 2017 10:23 pm


Câu Chuyện Phật Giáo

Go down

Câu Chuyện Phật Giáo Empty Câu Chuyện Phật Giáo

Bài gửi by meocon_nhaky Thu Feb 25, 2010 10:16 pm

phần 1:

Khoảng 25 thế kỷ trước, một con người vĩ đại (vĩ nhân) đã chấp nhận cuộc đời khổ hạnh lang thang khắp miền đất mà nay là Bắc Ấn Độ. Việc này tự nó không phải là một biến cố độc nhất vì nhiều người khác cũng đi trong rừng, tìm kiếm sự giải thoát tinh thần. Tuy nhiên, người này đã tìm ra những đáp án được truyền cho những thế hệ tiếp theo sau, mà qua thời gian, những đáp án ấy được phân tích kỹ lưỡng, diễn giải đi, diễn giải lại, tạo thành một truyền thống tôn giáo lớn nhất cho cuộc sống. Thực ra, đạo Phật còn hơn là một tôn giáo nhiều vì âm hưởng triết lý và văn hóa của nó, trong nhiều thế kỷ, đã vang dội khắp miền Nam và Đông Nam châu Á, và gần đây, ở phương Tây. Truyền thống ấy trở nên rộng lớn và biến thiên nhiều đến nỗi, chỉ liếc sơ qua hình như cũng đủ để biết được tính chất khác biệt nhiều hơi tính liên tục. Tuy vậy, đằng sau những điều không tương hợp nhau, người ta có thể nhận ra được một yếu tố chung. Tất cả mọi giáo phái của Phật giáo đều có cùng một nguồn gốc và đều nhắm đạt được thỏa mãn lâu dài trong sự phát triển đạo đức, tinh thần, và tâm linh. Tất cả đều liên quan đến con đường dẫn tới giác ngộ để thành Phật.

Đạo Phật khởi đầu ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên và tất cả các chi hệ đều bắt nguồn từ đây. Lịch sử khởi đầu chính xác của đạo Phật còn mù mờ, mặc dù có ít lý do để nghi ngờ sự kiện rằng vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, một đạo sư thiên tài đặc biệt, có lẽ thuộc dòng họ Thích Ca ở Kapilavastic (nay là Nepal), bắt đầu thuyết pháp một phương cách mới cho một vần đề xưa cũ - vấn đề giải thoát. Có gợi ý rằng giáo lý của Ngài là phản ứng đối với nền văn hóa Bà La Môn thống trị, mà nó tập trung vào Kinh vệ đà và những nghi thức hiến tế do giai cấp giáo sĩ thực hiện. Tuy nhiên đạo Phật gây ảnh hưởng lớn lao trên đời sống văn học, tôn giáo và tri thức ở Ấn Độ trong hơn 16 thế kỷ. Nó góp phần vào việc định hình nền văn hóa Ấn Độ giáo và, suốt những thế kỷ đầu, nó tác động đến xã hội Ấn Độ (cùng với những giáo lý khác) nhiều đến nỗi người ta hiểu sai lệch về nó như là một phong trào cải cách tự giác.

Đạo Phật được công nhận là một tôn giáo khổ hạnh, được hoàng gia hết lòng bảo trợ, nhưng vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau Jesus của Ấn Độ giáo. Những cuộc xâm lăng của Hồi giáo, bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 và càng ngày càng mãnh liệt suốt 8 thế kỷ tiếp theo, đã làm cho đạo Phật suy thoái. Với việc đóng cửa những trường đại học lớn của Phật giáo một cách thô bạo vào cuối thế kỷ thứ 12, đạo này biến mất tại Ấn Độ.

Giáo lý Phật giáo không dành riêng cho một giai cấp hoặc một vùng đất nào. Đức Phật và đệ tử của Ngài đã sử dụng những tháng mùa khô đi hoằng pháp ở miền Bắc Ấn Độ ngày nay (trước khi đạo biến mất ở Ấn), và ở một số nước mà đạo đã bám rễ như ta có thể kể ra được là Sri Lanka, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, và Tây Tạng. Đặc biệt đạo Phật dễ bành trướng nhờ tính phổ quát trong giáo lý của Đức Phật. Giáo pháp của Ngài mời gọi mọi người, bất kể giai cấp đi theo con đường dẫn đến giác ngộ và chấm dứt đau khổ. Không nối kết với một miền đất hoặc một xã hội riêng biệt nào. Đạo Phật, nói chung, tìm cách hòa trộn vào những phong tục và tín ngưỡng địa phương, đặc biệt ở những nơi mà phong tục và tín ngưỡng sở tại đã thành nề nếp của đời sống xã hội. Điều này tạo ra cho Đạo Phật rất nhiều uy lực và linh động, và bảo tồn được cốt tủy của giáo lý.

Những tiền kiếp và lần đản sanh cuối cùng của Đức Phật

Trong hơi hai thiên niên kỷ (2000 năm) câu chuyện về cuộc đời Đức Phật được lưu truyền giữa các thế hệ Phật tử là một trong những cách giảng dạy hữu hiệu nhất về con đường của Phật giáo. Nhiều tác phẩm đã nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của sự kiện vĩ đại này. Thí dụ, quyển Jatakanidana viết bằng chữ Pali (khoảng thế kỷ 5 sau Jesus) đi vào nhiều chi tiết về những cuộc đời quá khứ, (tiền khiếp) của Đức Phật và quyển Buddhacharita (khoảng thế kỷ 2 sau Jesus) nói về cuộc đời (kiếp) cuối cùng của Ngài. Quyển Lalitavistaza nhấn mạnh về sự siêu nhiên, trong khi nhiều công trình uyên thâm của phương Tây tìm cách khám phá những sự thật đằng sau truyền thuyết. Tuy nhiên, tất cả các phiên bản đều có một di sản chung là cốt lõi của vấn đề được trình bày ở đây.

Kinh Jatakanidana cho biết rằng vào thời xa xưa, Phật Dipankara xuống trần gian, nơi có một người đức hạnh và trong sạch tên Sumedha. Sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Sumedha từ bỏ những sở hữu trần tục và sống đời khổ tu. Khi tình cờ gặp Dipankara, Sumekha đi đến quyết định chính mình sẽ thành Phật, “con người tỉnh dậy” từ giấc ngủ vô minh. Quyết tâm này đã làm Ngài giác ngộ, đạt quả bồ tát. Dipankara nhận thấy rằng Sumedha cuối cùng sẽ đại giác và những Đức Phật tiếp theo đã tái xác nhận sự tiên đoán này là đúng.

Bồ Tát tái sinh nhiều lần, dưới nhiều hình thức, hoàn thiện bản thân trong mỗi kiếp, để tiến đến thành Phật. (Trong những kiếp ấy) Bồ Tát phải từ bi hơn với chúng sinh, sống đời đạo hạnh hoàn hảo, từ bỏ (sở hữu) vật chất, rèn luyện năng lực tâm linh và tinh thần, và đạt được huệ nhãn để nhận ra chân tướng sự vật. Những điều này và những điều thiện hảo khác về sau sẽ trở thành dấu ấn quí giá trong giáo lý của Ngài nói riêng và của Đạo Phật nói chung.

Trong kiếp áp chót, Bồ Tát được sinh vào cõi trời Tusita (Đâu Xuất) và Ngài sửa soạn cho lần tái sinh làm người cuối cùng. Ở đây, Ngài quan sát thế giới (trái đất), chọn người mẹ là hoàng hậu Maya, vợ Suddhodana, vua dòng họ Thích Ca ở Ca-tỳ-la-vệ. Trong đêm vị Bồ Tát đầu thai, hoàng hậu mơ thấy một con voi đụng vào bên sườn và đặt đóa hoa sen trắng vào tử cung bà và ngay lúc ấy, 10.000 thế giới (cõi giới) rung động dữ dội. Những nhà bói toán được triệu vào hoàng cung đã luận giải giấc mơ của hoàng hậu rằng bà đã có thai và sẽ hạ sinh một hoàng nam, mà nếu nối ngôi, sẽ trở thành một vị vua nổi tiếng, còn nếu tu hành, sẽ thành Phật.

Vào thời gian sắp sinh, hoàng hậu lên đường về với cha mẹ ở Devadaha. Dọc đường, khi vào nghỉ chân dưới bụi cây sal trong vườn Lâm Tì Ni, bà chuyển bụng và những cây sal nhẹ nhàng gục xuống nâng đỡ bà. Vị Bồ Tát hạ sinh ra bên hông bà - sạch sẽ và tinh tuyền, giống như một người đi xuống thang và được đặt vào lưới vàng của Trời Brahmas. Quan sát 10 phương, Ngài bước 7 bước về hướng bắc và kêu lên: “Ta là chủ tể thế giới. Đây là kiếp cuối cùng của ta. Từ nay trở đi, ta không còn tái sinh nữa”. Việc đản sinh kỳ diệu này được ghi dấu bằng niềm vui lớn lao toàn thế giới: người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được, và người câm nói được. Chính trái đất cũng lễ mừng: biển lớn chuyển thành nước ngọt, và 5 loại sen bao phủ mặt đất.

Những chuyện về tiên thân Đức Phật

Quyển Jatakas (Những truyện về tiền kiếp Phật) tập hợp 547 câu chuyện về những cuộc đời Đức Phật trong quá khứ. Chúng có cùng hình thức bố cục: khởi đầu cho biết tinh thần câu chuyện và kết thúc cho biết ai là Đức Phật (lúc ấy chỉ mới là Bồ Tát). Đức Phật xuất hiện dưới nhiều dạng thể: thần, lái buôn, cướp, thủ lĩnh đoàn lữ hành, con nai, dê, và kên kên.

Những huyền thoại này, mà một số được căn cứ trên những chuyện dân gian có trước thời Phật, đã từng được người ta kể đi kể lại nhiều lần. Chúng đã hoàn toàn ăn sâu vào truyền thống của nhiều nền văn hóa và đã gây hứng khởi cho vô số tác phẩm biểu hiện nghệ thuật. Chúng rất phổ biến trong giới thế tục ở những nước thuộc Đông Nam Á.

Jatakas tán dương những đức tính của đời sống công chính để được hưởng phúc ở kiếp sau. Thí dụ trong truyện “Hầu vương Jataka”, Bồ Tát đánh lừa con cá sấu tham ăn bằng cách bảo nó rằng trái tim khỉ của Ngài đang treo trên một cây gần đấy và nhân tiện dạy cho nó một bài học về đức tính thật thà. Trong truyện nổi tiếng Vesantara Jataka, Bồ Tát dưới lốt thái tử dạy bài học về từ bỏ bằng việc xa rời tất cả, kể cả vợ con.

Cuộc đời thái tử và sự từ bỏ lớn lao

Một trong những nét nổi bật nhất của chuyện đời Đức Phật là lần tồn sinh làm người lần cuối cùng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ấn tượng sai vì Ngài khác người thường nhiều. Là Phật có nghĩa không phải là người, cũng không phải thần thánh, mà ở ngoài bản chất cả hai. Mặc dù có sự khác biệt này, Đạo Phật gợi lại cuộc đời gương mẫu của Đức Phật suốt giai đoạn làm người, như một phương cách trình bày vấn đề cơ bản về sự hiện hữu của con người, mà giải pháp cho vấn đề ấy là giác ngộ.

Ở lần đản sinh cuối cùng, Bồ Tát được đặt tên Tất/Sĩ Đạt Ta, có nghĩa “một người có mục tiêu là sự viên mãn”. Những nhà tiên tri nhận ra ngay Ngài là một hài nhi đặc biệt. Hài nhi có 32 tướng của con người vĩ đại, có một không hai mà một số là gót chân rộng, ngón tay dài, da dẻ mịn màng, hàm răng giống sư tử, và mắt xanh. Mẹ Ngài, đã làm xong bổn phận, chết 7 ngày sau khi sinh ra Ngài và tái sinh lên tầng trời Đâu Xuất, giữa những thần thánh hạnh phúc.

Tương lai của Sĩ Đạt Ta được tiên đoán hai lần và cả hai lần đều cho biết hoặc Ngài sẽ là một vị vua tài giỏi, nổi tiếng khắp nơi vì quyền lực và tính công chính, hoặc sẽ thành Phật, khai sinh một tôn giáo để giải thoát con người khỏi vô minh. Nếu Sĩ Đạt Ta nối ngôi theo nếp nhà, Ngài sẽ trở thành vị vua vĩ đại, nhưng nếu từ bỏ thế gian, Ngài sẽ thành Phật. Người ta tấu trình với vua Suddhodana rằng để bảo đảm cho con mình theo sống đời sống vương giả tương lai, Ngài phải tránh, đừng bao giờ để thái tử chứng kiến những nỗi đau khổ của cuộc sống. Vì vậy nhà vua xây 3 dinh thự cho thái tử, cho người canh gác, vây bủa với nhiệm vụ ngăn cãn thái tử thấy được sự thật của đời người.

Sĩ Đạt Ta Cô Đàm là một thanh niên tài giỏi và độc đáo, Ngài có sức hấp dẫn vô biên và vượt trội những người cùng thời về tài năng và kiến thức.

Sống trên nhung lụa với tất cả những thú vui cuộc đời trần thế, Ngài không biết gì về nỗi đau đớn không tránh được của kiếp người. Quyển Buddhacharita mô tả một cách chi tiết và gợi cảm của không khí quanh Ngài, thí dụ, giọng ca êm đềm và âm nhạc truyền cảm của đám vũ nữ và những nhà hát lộng lẫy thích lụp mọi mùa.

Việc cưới Da Du Đà La tuyệt đẹp lúc thái tử 29 tuổi cho thấy chàng hình như sẽ theo con đường vương nghiệp mà chưa hề nghi ngờ có một thực tế rất khắc nghiệt bên ngoài cung đình đầy lạc thú. Tuy nhiên, một ngày kia chàng muốn nhìn thấy cảnh quan bên ngoài phạm vi cung thất. Cố can ngăn thái tử nhưng thất bại, vua cha lệnh thành phố dẹp bỏ bất cứ cái gì có thể làm thái tử khó chịu. Trong 4 lần du ngoãn, Phật giáo gọi là “Tứ Cảnh” (The Four Sights), Sĩ Đạt Ta gặp người già, người bệnh, người chết và, cuối cùng, một tu sĩ khổ hạnh đang tìm kiếm con đường vượt qua đau khổ xúc động sâu xa bởi cuộc gặp gỡ thứ tư này, thái tử thề từ bỏ đời sống vương giả và tìm ra chân lý về kiếp người.

Hạ quyết tâm như vậy, Sĩ Đạt Ta trở về hoàng cung và được tâu trình là công nương (vợ Ngài) đã hạ sinh một hoàng nam. Không thể cảm thấy hạnh phúc vì việc này, thái tử nói: “Một cái gông cùm (rahula) đã xuất sinh”. Tiếp theo, vua ban chiếu chỉ đặt tên cháu nội là La Hầu La. Tại nội dinh, tất cả cố gắng làm vui thái tử đều thất bại. Ngài không còn chú ý vào những thú vui giác quan nữa mà ngủ ngay trên ghế. Nửa đêm tỉnh giấc, nhìn những ca nhi và vũ công xinh đẹp nằm đây đó trong phòng, thái tử thấy họ giống những thây ma và điều này làm tinh thần chàng đau đớn. Quyết tâm thực hiện sự “xả bỏ lớn lao” ngay đêm đó, thái tử ra lệnh Chandaka sửa soạn yên cương cho Kanthaka, con ngựa quí của chàng. Trước khi rời dinh, chàng vào phòng vợ. Đứng ở ngưỡng cửa, ngửi mùi hoa nhài, tim chàng tràn ngập tình yêu mến. Chàng thấy Da Du Da La tuyệt đẹp đang ngủ, tay đặt lên La Hầu La. Chàng cảm nhận sự thôi thúc muốn ẵm con lên lần cuối, nhưng không dám vì sợ rằng sẽ làm vợ con thức giấc, gây trở ngại cho sự ra đi của mình.

Trong những hoàn cảnh thông thường, rời thành là chuyện không thể làm được. Hàng trăm lính võ trang gác tại những cổng lớn. Nhưng một thần linh nhẹ nhàng mở cửa thành trong khi những thần khác che lấp tiếng vó ngựa Kanthaka và làm cho dân thành say ngủ. Được các thần linh theo phù trợ, Sĩ Đạt Ta, Chandaka và (ngựa) Kanthaka vụt thoát đi tới sông Anoma, và Bồ Tát ra lệnh Chandaka quay về triều báo vụ việc cho gia đình Ngài. Không chịu nổi sự biệt ly với chủ, Kanthaka chết ngay tại đấy, và được thác sinh về cõi trời Tavatimsa, cõi trời của “33 thần thánh” (Thirty-three Gods).

Từ bỏ đời vương giả vàng son, Bồ Tát dùng kiếm cắt búi tóc mình, quăng vào không khí, nguyện rằng: “Nếu ta sẽ thành Phật, búi tóc sẽ đứng yên trên trời; nếu không nó sẽ rơi xuống đất”. Với con mắt thiêng liêng, thần Indara, chúa tể các thần linh, nhìn thấy hành động ấy nên đã hấng/hứng búi tóc của Bồ Tát bằng cái hộp nạm ngọc. Thần Brahma tặng Bồ Tất 3 áo cà sa, một bình bát, và những vật cần thiết cho một nhà sư gồm một dao cạo, một cái kim, một bình đựng nước và một dây lưng. Giờ đây Sĩ Đạt Ta bắt đầu con đường tìm giải thoát mà ở cuối đường Ngài sẽ đạt đại giác và hoàn toàn dập tắt được ngọn lửa của sự đau khổ.

Tứ cảnh

Thái tử Tất Đạt Đa đi du ngoạn ra ngoài thành bốn lần với tên đánh xe ngựa Chandaka và “4 cảnh” mà Ngài chứng kiến đã đưa Ngài đến việc từ bỏ thế gian trần tục - một khúc quanh gay gắt trong đời Ngài.

Trong lần du ngoạn thứ nhất, Sĩ Đạt Ta thấy một người yếu đuối phải chống gậy. Chandaka giải thích rằng đó là một người già và sự già nua là số phận của tất cả sinh vật, kể cả thái tử. Biết việc này, vua cha tăng gấp đôi số lính gác quanh thái tử và tăng số lượng người làm trò vui.

Lần thứ hai, Ngài gặp một người bị bệnh hành hạ đau đớn. Chandaka cũng tâu trình rằng sự bất hạnh này có thể tấn công tất cả chúng sinh, kể cả thái tử.

Lần thứ ba, Ngài thấy một xác chết và Chandaka lại tâu giảng về bản chất và ý nghĩa của sự chết.

Tại cung thất, Sĩ Đạt Ta tâm ra sầu muộn, không thể vui được với những trò giải trí, giống như “con sư tử bị mũi tên tẩm độc xuyên qua tim”. Ngài không thể hiểu được làm sao con người an vui hoặc cười được trong khi già, bệnh và chết tồn tại trong đời. Nhiều năm sau này Ngài sẽ dạy rằng những đau khổ như thế luôn hiện hữu và sẽ đưa ra một giải pháp cho vấn đề oan khiên ấy.

Trong lần du ngoạn cuối cùng, Sĩ Đạt Ta trông thấy một nhà sư bưng bình bát đi khất thực. Nhờ Chandaka, Ngài biết được nhà sư đã từ bỏ đời sống gia đình và tiến hành đời sống tu trì khổ hạnh để kiếm tìm sự thật và hạnh phúc. Từ lúc này, Sĩ Đạt Ta quyết tâm làm giống như vậy.

Giác ngộ - cuộc chiến đấu và phần thưởng

Là thái tử, Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm sống cuộc đời cực kỳ xa hoa, nhưng sự giàu sang ghê gớm ấy không thể giải thoát Ngài khỏi tái sinh, già, bệnh, và chết (sinh, lão, bệnh, và tử). Vì thế, Ngài dứt bỏ mọi lạc thú thế tục và cắt đứt những ràng buộc với xã hội, lang thang qua rừng nùi tìm kiếm sự giải thoát. Tăng ni hiện vẫn còn theo gương Đức Phật, thực hành việc xả bỏ như thế. Đức Phật hiểu rằng việc dứt bỏ tự nó không thể mang lại sự chấm dứt khổ đau. Tuy nhận thức rằng có thể gặt hái được nhiều từ cuộc sống đơn giản của người tu hành khổ hạnh, nhưng Ngài dạy rằng lối thu hành xác quá đáng không dẫn đến con đường giải thoát.

Trong khi đi tìm giác ngộ, Bồ Tát gia nhập một nhóm 5 tu sĩ thực hành những hình thức khắc nghiệt nhất, mong đạt được thấu thị nội tâm.

Cùng với họ, Cồ Đàm học cách chịu đựng sự tự hành xác nặng nề nhất, trở nên yếu đuối và èo uột do nhịn đói và đau đớn. Ngay cả 32 dấu vết tốt của tướng pháp đã có từ lúc sinh ra cũng hầu như biến mất. Bồ Tát, người đã từng biết lạc thú lớn lao nhất, giờ đây trải qua điều ngược lại.

Cuối cùng, Ngài nhận thức rằng không thu hái được gì từ sự khổ hạnh tột bậc: Thần Indra đã chỉ cho Ngài thấy rằng dây của một cái đàn lute qua căng sẽ đứt và nếu quá chùng thì không chơi được; chỉ khi lên dây đúng mức, nhạc cụ mới hiệu quả. Hiểu ra rằng con người cũng cần sự cân bằng như thế, Cồ Đàm quyết định chấm dứt đời sống khổ tu quá mức, bắt đầu tắm rửa và ăn uống. Thấy sự thay đổi này, 5 bạn cùng tu bỏ Ngài, tin rằng Ngài đã bại trận và vì thế không xứng đáng với họ.

Sau 6 năm trải qua nhiều kinh nghiệm, Cồ Đàm quyết định tạo riêng cho mình một con đường trung dung giữa hai thái cực buông thả và hành xác. Trên bờ sông Nairanjana, Ngài nhận sữa gạo do một cô gái trẻ tên Sujata cúng dường. Ngài biết sự giác ngộ đã gần đến vì đêm trước Ngài trải qua 5 giấc mơ báo trước. Thế nên, Ngài chia chỗ sữa gạo và Sujata đã cúng dường thành 49 ngụm, mỗi ngụm cho một ngày, mà Ngài biết hết số ngày này, Ngài sẽ giác ngộ.

“Hùng khí như một con sư tử”, Ngài tiến về phía cây mà sau này có tên Bồ đề, ở Bodh Gaya. Sau khi quan sát bốn phương, Ngài ngồi dưới gốc cây theo tư thế kiết già và thề rằng không di chuyển cho đến lúc đạt giác ngộ cuối cùng và hoàn toàn.

Hiếm khi Bồ Tát thành Phật, mà nếu có, thì sự kiện như thế sẽ gây ra những âm ba lan truyền khắp tất cả các cõi giới. Cảm thấy Cô Đàm sắp thoát khỏi quyền lực của mình, Chúa quỉ Mara tụ tập tâm binh để kéo Bồ Tát rời chỗ ngồi dưới gốc cây. Cuộc đối đầu sau đó, mà Mara bị đánh bại một cách ngoạn mục, là một trong những câu chuyện quan trọng của truyền thống Phật giáo.

Mara tấn công Bồ Tát bằng 9 loại vũ khí cơ bản nhưng không ăn thua gì: gió lốc tan đi; đá lăn và những ngọn giáo phóng đến biến thành hoa sen; những đám mây cát, tro và bùn biến thành gỗ đàn hương thơm phức; cuối cùng bóng tối đen như mực bị vô hiệu trước ánh sáng chói lọi của Bồ Tát. Tức giận, Mara quay về phía Ngài, đòi chỗ ngồi ấy. Cồ Đàm trả lời: “Ngươi không thực hành thập thiện, không thuộc về thế giới, không tìm kiếm tri thức và tri kiến thật, nên chỗ này không có nghĩa gì cho ngươi. Chỉ một mình ta mới có quyền ngồi đây”. Nổi khùng lên, Mara phóng chiếc đĩa có cạnh sắc như dao về phía Ngài, nhưng cái đĩa biến thành vòng hoa phía trên đầu Ngài. Rồi Cồ Đàm thách đố Mara: nếu Mara tin rằng Ngài được quyền chiếm chỗ ngồi ấy, Ngài sẽ chứng tỏ kỳ công của Ngài, Mara quay sang đám thủ hạ yêu ma hỏi ý và chúng chấp nhận. Mara bèn yêu cầu Bồ Tát chứng nghiệm. Cồ Đàm đưa tay phải chỉ xuống đất, và nói: “Hãy để trái đất chứng quả của ta”. Ngài dứt lời, trái đất rền vang sấm sét, rúng động vũ trụ và tất cả bọn quỉ chạy trốn. Thậm chí con voi khổng lồ của Mara, tên Girimekhala, quì xuống trước mặt vị Phật sẽ thành.

Sau khi Mara bại trận, các thần linh tụ về quanh Cồ Đàm trong khi Ngài nhập định. Ở Ấn Độ, đêm chia thành nhiều “canh giờ”.

Canh thứ nhất, Bồ Tát trải qua bốn giai đoạn thiền. Giải phóng khỏi gông cùm ý thức, Ngài có thể thấy rõ những tiền kiếp của mình, mà qua chúng Ngài thu nạp được tri thức.

Canh hai, Ngài phóng huệ nhãn vào vũ trụ và thấy toàn bộ cõi giới, rõ ràng như được phản chiếu từ tấm gương không một tỳ vết. Ngài thấy những cuộc đời bất tận của muôn loài tùy theo công đức - karma, nghiệp - của chúng. Một số may mắn, số khác đau khổ; một số xinh đẹp, số khác xấu xí - nhưng tất cả không ngừng xoay vần trong vòng sinh, diệt không cùng (luân hồi).

Canh ba, Ngài hướng thiền vào bản chất thật và quan yếu của thế gới. Ngài thấy tất cả mọi sự vật thăng trầm liên tục ra sao và một sự vật luôn luôn phát sinh từ một sự vật khác như thế nào. Hiểu được luật nhân quả thuộc Lý Duyên Khởi này, cuối cùng Ngài nắm được yếu lĩnh phá vỡ vòng luân hồi bất tận và cùng với tri thức này, Ngài đạt đến toàn bích. Người ta nói rằng Ngài trở nên tĩnh tại như đám cháy mà lửa đã lụi tàn.

Canh tư, cũng là canh cuối cùng trong đêm, lúc bình minh hé rạng, Ngài đại giác và đạt niết bàn, dập tắt hoàn toàn lửa tham, sân, si trước kia đã từng trói buộc Ngài vào vòng tái sinh và đau khổ. Ngay giây phút thành Phật, toàn bộ tri thức của Ngài kết tinh trong Tứ Diệu Đế (4 Chân Lý Quí Giá), chân lý về sự khổ. Chân lý về nguyên nhân đau khổ; chân lý về chấm dứt đau khổ; chân lý về con đường dẫn tới chấm dứt đau khổ.

Mặc dù có nhiều bài viết về đêm giác ngộ của Đức Phật với những chi tiết khác nhau, vẫn có sự đồng nhất hoàn toàn về Tứ Diệu Đế. Có thể nói được rằng, chúng chứa đựng toàn bộ giáo lý của Đức Phật, và theo đó, của Đạo Phật và mức độ hiểu biết chúng là dấu chỉ sự tiến bộ trên đạo bộ (đường đạo): hiểu Phật giáo tức là phải trau dồi và nhận biết Tứ Diệu Đế. Chỉ có một vị Phật mới có được sự hiểu biết rốt ráo và hoàn toàn ý nghĩa vi tế của chúng - cái ý nghĩa tương đương với giác ngộ và niết bàn

SƯU TẦM
Tác giả: Nguyễn Sinh
meocon_nhaky
meocon_nhaky

  • Quản Lý Trang Thơ

Quản Lý Trang Thơ

Tổng số bài gửi : 362
Mỹ Kim : 856
Join date : 06/12/2009
Age : 32
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://groups.google.com.vn/group/meocon_nhaky

Về Đầu Trang Go down

Câu Chuyện Phật Giáo Empty Re: Câu Chuyện Phật Giáo

Bài gửi by meocon_nhaky Sat Feb 27, 2010 10:03 pm

PHẦN 2
Bodh Gaya

Những người hành hương thường viếng những nơi liên quan đến cuộc đời và tịch diệt của Đức Phật, và Bodh Gaya nằm trong lòng chảo/lưu vực Ganges là một trong những nơi thiêng liêng nhất của Đạo Phật. Chính tại chỗ này, vào đêm trăng tròn tháng Vesakha (tháng 5), Bồ Tát ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, “cây Giác Ngộ”, đạt đến niết bàn, thoát khỏi vòng tái sinh bất tận và thành Phật. Ngài tĩnh tọa dưới cây Bồ Đề suốt 49 ngày, chiêm nghiệm sự thức tỉnh ủa Ngài, trước khi nhập thế dạy chúng sinh về những khám phá của Ngài. Người ta nói rằng Bodh Gaya là nơi độc nhất trên trái đất có thể được chứng kiến sức mạnh của kinh nghiệm giác ngộ.

Giáo lý của Đức Phật

Về một vài khía cạnh, sự giác ngộ của Đức Phật là đỉnh cao trong sự đắc đạo của Ngài, nhưng chính “Pháp” (sự thật) mà Ngài giảng dạy đã đặt nền móng cho di sản đầy thử thách của Ngài. Cộng đồng tăng ni do Ngài tạo dựng đã bảo đảm được việc truyền đi giáo lý của Ngài cho những thế hệ tương lai và trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, triều đại hoàng đế A Dục là một công cụ truyền bá Phật giáo ở Ấn Độ.

Sau khi đạt niết bàn, Đức Phật ở lại chỗ cây bồ đề 7 tuần lễ và thụ hưởng niềm cực lạc. Suốt thời gian này, Ngài nhận thức rằng điều Ngài đã hiểu là một chân lý sâu sắc, mà những người khác - những người mê luyến trần thế - khó lòng nắm bắt được. Ngài kết luận rằng việc dạy dỗ người khác về sự giác ngộ của Ngài là vô ích, nhưng Thần Brahma Sahampati can thiệp, khẩn nài Đức Phật chia sẻ những khám phá của Ngài đối với loài người. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài quyết định xem xét cõi ta bà. Ngài thấy rằng con người thuộc nhiều loại, giống như sen ở trong ao: số mọc chìm dưới nước, số khác mọc tới mặt ao và nghỉ ngơi trên đó, và số khác mọc cao hơn mặt ao và đứng trong không khí trong lành. Tuy vậy, có người tốt, kẻ xấu; người dễ giáo hóa, người khó dạy. Vì tính cách đa dạng này và vì lòng thương chúng sinh, Đức Phật đổi ý và quyết định truyền giáo pháp.

Đức Phật thuyết pháp đầu tiên cho 5 người tu khổ hạnh cùng Ngài khi trước. Tại vườn Lộc Uyển (vườn nai) ở Sarnath (sau gọi là Isipatana), gần Varanasi ngày nay. Ngài giảng cho họ nghe về sự giác ngộ của Ngài, dưới hình thức Tứ Diệu Đế. Họ xúc động về sự sâu sắc trong nội kiến của Ngài và về điều mới lạ trong thông điệp của Ngài đến nỗi một người tức khắc đạt quả La hán ("người xứng đáng:”, tức là đạt tới niết bàn nhờ bài thuyết pháp của Phật. 4 người kia theo là đệ tử Phật trong những ngày sau. Bài thuyết giảng tức thì đầu tiên, sau trở thành một trong những bài nổi tiếng trong giáo lý của Đức Phật nói riêng và của Đạo Phật nói chung, được gọi là “Chuyển Pháp Luân”. Ở những nước theo Phật giáo nguyên thủy Theravada, người ta vẫn còn làm lễ Asalha Puja kỷ niệm việc này vào ngày rằm tháng 7.

Suốt 45 năm kể từ lúc đắc đạo, Đức Phật dạy giáo pháp. Số người theo đông dần và tăng đoàn, sangha, bắt đầu hình thành. Bản thân Đức Phật tiếp tục đi khất thực. Ngài dạy pháp không phân biệt giai cấp, vua và cùng đinh cũng giống nhau và chỉ nghỉ trong 3 tháng mùa mưa (mùa an cư).

Phật không chỉ định người kế thừa. Khi các đệ tử bạch Ngài xem ai sẽ lãnh đạo họ sau khi Ngài tịch diệt, Ngài đã trả lời rằng họ phải quay lại với chính mình về để giáo pháp hướng dẫn như Ngài đã dạy. Nhiệm vụ của tăng đoàn sẽ là duy trì Pháp sau khi Ngài vĩnh biệt.

Khi gần chết, Đức Phật hỏi những vị sư đang quây quần là họ có hỏi gì không, nhưng họ im lặng. Di ngôn của Phật cho các sư là: “Tất cả những gì hợp thì sẽ tan. Bây giờ, hãy cố gắng cần cù”. Nằm nghiêng bên phải giữa hai cây sal, Ngài suy tư về những giai đoạn tịch diệt cuối cùng và hoàn tất, mà sau đó Ngài không còn tái sinh nữa. Thân Ngài được hỏa thiêu và theo ý muốn của Ngài, xá lợi được chia cho người và thần thánh. Tháp được dựng lên chứa xá lợi. Ngày nay người ta còn thấy những bảo tháp như vậy tại Sanchi và Amaravati ở Ấn Độ, tại Anuradhapura ở Sri Lanka, và tại Borobudur ở Indonesia.

. A Dục, vị hoàng đế Phật tử

Phật giáo bắt đầu hưng thịnh vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên, dưới sự bảo trợ của hoàng đế A Dục, vua đế quốc Magadhan bao phủ gần hết miền Bắc Ấn Độ. A Dục bỏ lối cai trị bằng quyền lực mà thiết lập một vương quốc cai trị theo Phật pháp. Bị ảnh hưởng bởi thuyết giảng của Tăng Đoàn, Ngài bày tỏ ý muốn bảo vệ và làm cho dân sung sướng; thúc đẩy và tưởng thưởng cho hành vi nhân từ (từ bi). A Dục khánh thành nhiều công trình công cộng kỷ niệm Đức Phật và chủ trương tăng số bảo tháp lên và hết lòng sùng bái những tháp xá lợi này. Những quan điểm và lễ nghi mà qua đó Ngài cố thực hiện tư tưởng Phật giáo, ghi trong những chiếu chỉ nổi tiếng của Ngài, được khắc lên những bia đá và những trụ khắp lãnh thổ của Ngài.

Thế giới Phật giáo: “Tất cả đều đau khổ”

Phật pháp, trên tất cả, đưa ra một giải pháp cho vấn đề cơ bản của con người. Theo Phật giáo, sự hiện hữu của con người hàm chứa sự kiện vô thường: không có hạnh phúc nào, và cũng chẳng có gì khác, kéo dài mãi mãi, mà luôn luôn là đau khổ và cái chết. Bước đầu tiên trên Phật đạo dẫn đến thức tỉnh là phải nhận thức điều này là vấn đề trước hết trong sự sống của con người, phải thấy rằng tất cả đều khổ đau. Đây không phải là quan sát tiêu cực, vì trong khi ý thức tính phổ biến của khổ, Phật giáo đưa ra một giải pháp là Con Đường Chấm Dứt Khổ. Chính Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý của Ngài: “Ta chỉ dạy về khổ và cách dứt khổ”.

Khổ được thể hiện qua ba hình thức. Hình thức thứ nhất đơn giản là khổ “thường”, gây cho con người khi thân xác bị đau đớn. Nó cũng là nỗi đau tinh thần: sầu buồn vì không được điều mong muốn; buồn khi xa cách người yêu mến hoặc mất đi những hoàn cảnh sung sướng. Nó cũng là nhiều tình huống đau đớn mà rõ ràng người ta phải gặp: sinh, già, và chết. Nền tảng của hạnh phúc là ý thức rằng không có thú vui hoặc khoái lạc nào thường hằng. Sớm hoặc muộn, sự thăng trầm của cuộc đời sẽ đem lại sự thay đổi. Có một câu trong Phật giáo nói rằng ngay trong tiếng cười cũng có tiếng khóc, vì rằng tất cả tiếng cười đều vô thường. Tính chất bất ổn này nằm trong loại khổ thứ hai, là sự bất mãn vì thay đổi.

Có thể hình như chỉ cái chết mới chấm dứt đau khổ, nhưng thực ra chết cũng là một hình thái của khổ. Theo Phật giáo, vũ trụ vô cùng rộng lớn so với cái thế giới vật lý trước mắt có thể nhận thức được bằng giác quan, và chết chỉ là một phần trong chu trình tái sinh bất tận (samsara). Chết tự nó không đem đến sự nghỉ ngơi nào cả vì những hành vi lúc sinh thời để lại những hậu quả cho những kiếp sau, xa cách cái chết nhiều - giống như những hành động có ý thức trong những kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại.

Loại thứ ba của khổ là sự tương tác di truyền của hành động và nghiệp, vượt quá tầm nhìn và kinh nghiệm của con người. Trong ý nghĩa này, khổ áp dụng cho vũ trụ với tổng thể của nó và không một sinh linh có tư duy nào - con người, thần linh, quỉ, thú vật hoặc sinh vật trong địa ngục - thoát khỏi nó. Như vậy khổ không những nói đến sự đau khổ hàng ngày mà còn nói về thế giới cụ thể với những hình thái đau khổ có thể có và hình như vô tận. Không có sự diễn dịch đơn giản nào có thể lột tả đầy đủ ý nghĩa.

Mục tiêu của Đạo Phật là sự chấm dứt chung cuộc và hoàn toàn mọi hình thức khổ và nhờ vậy đạt được niết bàn, nghĩa là, diệt hết tham, sân, và si là những thứ trói buộc con người vào vòng sinh tử. Theo đó, Đức Phật và những ai đã giác ngộ không chịu khổ, mà cũng không “lăn lộn” trong vòng luân hồi, vì họ không bao giờ còn tái sinh nữa.

“Khổ” là tính chất tổng quát của vũ trụ, nhưng sự nổi trội của nó biến thiên theo “cảnh giới tồn tại” khác nhau. Ở Cõi Giới Tịnh Độ nơi các đại thánh cư ngụ, ít đau khổ hơn Dục Sắc Giới (World of Sense-Desize) nơi cư ngụ của các thần thấp hơn, con người và các sinh vật khác. Giống như Đức Phật, khi quán thế là Ngài đã vào Dục Sắc Giới; cũng thế, con người có thể vào Tịnh Độ Giới. Điều này thường đuộc thực hiện bằng thiền định, qua những mức độ thâm nhập khác nhau. Hình thức đặc thù của khổ trong tình huống này là không trường tồn do thiền gia không có khả năng duy trì trạng thái nhập định lâu. Để đạt được hạnh phúc lâu dài, mỗi cá nhân phải cố gắng hiểu được những quá trình vận hành tổng thể vũ trụ, tức là, tái sinh và và nghiệp, và chúng có thể bị ảnh hưởng như thế nào.

. Mandalas (Những vòng tròn)

Mandalas vừa là sự miêu tả có tính biểu tượng của thế giới Phật giáo vừa là trợ cụ thiền chứng nhận sự kiện rằng trong Đạo Phật không có sự phân chia rạch ròi giữa vũ trụ học và tâm lý học. Là vũ trụ đồ, chúng thể hiện bản đồ vũ trụ; là trợ cụ thiền, chúng thể hiện những dụng cụ tâm lý, giúp thiền giả rút kinh nghiệm về những trạng thái khác nhau của tinh thần. Bằng cách tập trung vào một mandalas, mỗi người có thể tiến đến hiểu biết thực thể của thế giới như nhà Phật nhận thức.

Mandalas, có những hình dạng khác nhau, thường là hình hai và hình ba chiều. Thúy biến thiên từ những hình ảnh tạm thời trên cát, đến những bức tranh và những kiến trúc khổng lồ bằng đá. Những cái đĩa màu đơn giản cũng có thể làm trợ cụ thiền.

. Tái sinh và nghiệp

Ý niệm tái sinh không phải là duy nhất đối với Đạo Phật, nhưng nó có vai trò quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực hành của đạo này. Được biết chính Đức Phật đạt tới niết bàn sau một chuỗi dài tái sinh, và trong đêm giác ngộ theo Kinh Điển Pali, Ngài nhớ lại hơn 100.000 tiền kiếp.

Tất cả sinh linh đều bị tái sinh liên tục trong vòng luân hồi bất tận. Sinh ra không phải là khởi đầu thì chết đi cũng chưa phải chấm dứt, vì tất cả chúng sinh “lang thang” qua chuỗi nhập thể tiếp nối nhau: các đấng phạm thiên có thể trở thành người, người có thể trở thành phạm thiên; súc sinh có thể trở thành người hoặc ngạ quỷ, v.v... Những loài tiến cao hơn, như Bồ Tát, có thể né tránh những lần tái sinh không thuận lợi; chỉ có Phật hoặc La hán là đã thoát hẳn vòng luân hồi, vì sau kiếp cuối cùng, họ không còn tái sinh nữa.

Vô số loài có tri giác phải qua vòng luân hồi ở hệ thế giới mà số lượng “nhiều như cát trên bờ sông Ganges”. Mỗi hệ thế giới lại chia làm ba “cõi giới spheres of existence”. Thô lậu nhất trong những cõi giới này là cõi giới Dục Sắc, được cảm nhận bởi 5 giác quan và là nơi cư ngụ của thần cấp thấp, người, thú vật và ma quỷ. Tinh truyền hơn là Cõi Giới Thanh Tịnh (Tịnh Độ) nơi các thần lớn hơn cư ngụ. Cõi này thương ứng với tứ thiền và thần ở đây không có xúc giác, vị giác và khứu giác. Tinh tuyền nhất là cõi Vô Sắc Giới, cõi hoàn toàn tri giác, cõi của “hư không”. Những thành thánh đạt đạo cao hơn được sinh vào cõi này, là cõi mà sự tái sinh đã chấm dứt. Nhưng dù như vậy, sinh linh ở đây cũng mới chỉ đến được “đỉnh tối cao của sinh tồn” chứ chưa đạt niết bàn. Mỗi hệ thế giới kéo dài vô lượng kiếp (aeon). Quyển Samyutta Nikaya trong Kinh Tạng Pali, thuộc một phần của những bài thuyết pháp của Đức Phật, giảng rằng một núi đá hoa cương cao 11,25 km, khi nào được mài mòn hết bằng một mảnh vải lụa thì một “vô lượng kiếp” mới qua đi.

Không phải mọi giáo phái Phật giáo đều đồng ý với sự tính toán về vũ trụ học này, nhưng tất cả nhất trí rằng tái sinh không phải là việc ngẫu nhiên. Một vật thể vật chất bị định luật nhân quả vật lý chi phối, cũng vậy, sự phát triển “tâm linh” cũng bị chi phối bởi luật “thiên nhiên”, nghiệp, vốn hiện hữu trong vũ trụ. Theo luật nhân quả, mỗi hành động sẽ “chín mùi” thành kết quả. Luật nhân quả tự nó không là luân lý, cũng không là báo thù, báo ân, mà chỉ là một khía cạnh của những yếu tố cấu thành Luân Hồi. Không phải luật nhân quả, bất cứ cuộc nói chuyện về giác ngộ nào đều vô nghĩa: một người có thể không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển (tâm linh) của y.

Nghiệp vận động trên những hành động cố ý và tạo ra ấn tượng hoặc khuynh hướng mà nó có mang theo “quả” sẽ “chín” theo thời gian. Những ảnh hưởng của nó không những giới hạn trong kiếp hiện tại mà còn tác động lâu dài đến sự may mắn hoặc bất hạnh ở những kiếp tái sinh tương lai. Truyện Milindapanha (khoảng thế kỷ 1-2 sau Jesus) là một cuộc đối thoại giữa sư Nagasena và vua Milinda, Nagasena giảng giải rằng tác nghiệp nối kết với hậu quả giống như hột xoài liên kết với quả xoài. Một người ăn trộm quả từ cây của một người khác thì đáng bị đánh đòn dù rằng y không lấy hột của cây, bởi vì đã không có cái quả cho y lấy nếu người kia đã không trồng hột.

Nghiệp báo có thể bị ảnh hưởng bởi hành động tốt hoặc xấu, để rồi có được kết quả đẹp đẽ hoặc tồi tệ. Điều này làm nổi lên những mặt tâm lý và đạo đức của nghiệp. Mọi hành động cố ý đều đi kèm một loại tình trạng tâm lý. Nếu những trạng thái tâm lý này có nguồn gốc tâm từ trí tuệ, và vô cầu, chúng được coi là có luân lý và có lợi về nghiệp quả. Còn nếu không trạng thái tâm lý xuất phát từ tham, sân, si, chúng là vô luân, và có thể đưa đến nghiệp xấu. Thí dụ, mặc dù hành động từ bi là có luân lý mạnh mẽ, nó còn tùy thuộc thái độ đằng sau hành động ấy - chỉ là sự thân thiện thường thường hay là tình thương sâu sắc - mà “nhân nghiệp” sẽ sinh “quả nghiệp” tương xứng. Tóm lại, mục tiêu của Đạo Phật là dạy các loài hữu tình dập tắt dần dần ngọn lửa tham, sân, si, để nhờ đó, chấm dứt gây ra ác nghiệt, rồi cuối cùng dập tắt nó hoàn toàn, chứng nghiệm niết bàn.

Nghiệp quan trọng đối với kiếp người vì đa số hành động tốt, xấu được thực hiện ở cõi giới con người. Thần thánh hưởng kết quả từ thiện hành của họ từ trước. Những sinh linh bị tái sinh ở những cõi giới kém dưới cõi người thì chỉ ở trong phạm vi nhỏ có thể tác nghiệp tốt hoặc xấu. Vì nghiệp vận hành theo đường của nó, những sinh linh kém may mắn này cuối cùng có thể được dịp tái sinh thuận lợi hơn.

Tứ Diệu Đế

Một đoạn nổi tiếng tron sách Majjhima Nikaya thuộc Kinh Tạng Pali, cho biết Đức Phật vì giáo lý của Ngài với chiếc bè, Ngài nói, giả như có một người khách viễn du đến một dòng sông rộng. Bờ anh ta đứng thì đầy nguy hiểm và đe dọa, trong khi bờ bên kia an toàn, bình yên, và an tâm. Không có cầu cũng không có thuyền, nên anh ta làm một cái bè. Khi sang tới bờ bên kia, anh ta nên làm gì? Anh ta có nên mang theo cái bè là vật đã hữu dụng cho anh, để nó thành một thứ trở ngại cho mình hay là anh ta nên vất nó đi sau khi sang sông? Cái bè, Đức Phật nhận xét, chỉ là phương tiện, đừng níu bám lấy nó - cũng vậy đối giáo pháp của Ngài. Nó chỉ là phương tiện để học hỏi và rèn luyện.

Giáo lý của Đức Phật được diễn tả súc tích nhất trong Tứ Diệu Đế (4 chân lý quí giá), một “công thức” rất phổ biến trong Đạo Phật.

Những chân lý này, nói về khổ và sự chấm dứt khổ, phản ánh nội dung giác ngộ của Phật. Theo truyền thuyết, Ngài thuyết pháp “Tứ Diệu Đế” cho 5 vị cùng tu khổ hạnh trước kia, ở vườn Lộc Uyển (vườn Nai), gần Sarnath. Bài thuyết pháp này được gọi là “Chuyển Pháp Luân” và tạo nên một trong những giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật.

Chân lý thứ nhất là sự thật về khổ. Đức Phật nói rằng tất cả mọi thứ là khổ: sinh, già, bệnh, chết, chia ly, ước muốn không đạt, hư hoại - trạng thái của tất cả các hiện tượng thay đổi thường xuyên, có nghĩa bất cứ gì trải qua dù thú vị hay đau đớn, là khổ. Khổ là tình trạng tổng quát của vô thường, mà nó ảnh hưởng đến mọi vật. Ngay cả “Tôi” hoặc “Tự Ngã” đều không kéo dài vì trong thực tế, nó là sự lầm lẫn sinh ra từ sự hình thành khái niệm sai lầm. Thuyết “vô ngã” này là một trong ba đặc tính của vật hữu tình - hai đặc tính kia là khổ và vô thường.

Chân Lý Thứ Hai, nguyên nhân khổ, giảng rằng khổ trỗi lên từ sự mê luyến những thứ như khoái lạc nhục thể, có nhiều hơn hoặc ít hơn, sự sống hoặc sự tự hủy. Sự mê đắm, hoặc tham, là một phần trong vòng 12 duyên nghiệp của Lý Duyên Khởi, sinh ra từ cảm giác, cảm giác sinh ra từ tiếp xúc giác quan, tiếp xúc giác quan sinh ra từ 6 cơ quan cảm giác, 6 giác quan sinh ra từ trí óc và hình hài, trí óc và hình hài sinh ra từ ý thức, ý thức sinh ra từ hình thể, hình thể sinh ra từ vô minh, vô minh sinh ra từ khổ, khổ sinh ra do sinh, sinh sinh ra do thành, thành sinh ra từ thu giữ, thu giữ sinh ra từ mê luyến, và cứ thế lại quay vòng vòng. Là một trong những nguyên lý được tán dương nhất của Đạo Phật, Lý Duyên Khởi hàm chứa nhiệp, nhân quả, biến dịch và tự nguyện, và con đường mà tất cả những hiện tượng được sinh ra tồn tại. Nó thường được mô tả là khởi đầu của vô minh.

Chân Lý Thứ Ba, “Diệt Khổ”, nói rằng chấm dứt khổ, sự giải thoát tối cao và cuối cùng, là phải dập tắt lửa tham, sân, si - khi ấy loại trừ được nguyên nhân khổ. Khi hiểu thấu đáo Lý Duyên Khởi và rút ra được những hậu quả của nó, khi vòng xích bị chặt đứt và sự mê đắm dẫn đến luân hồi được loại trừ, thì khi ấy sự chấm dứt hoàn toàn và rốt ráo khổ mới đạt được. Đức Phật gọi Chân Lý Thứ Ba là “Sự Ngừng Lại”. Điều này không giống niết bàn. Niết bàn không phải là tác dụng do một nguyên nhân nào gây ra, vì nếu nó có nguyên nhân, tất sinh hậu quả, thế là lại rơi vào Lý Duyên Khởi, nên không thể là một phương tiện thoát khỏi “bàn tay” của nghiệp và luân hồi.

Chân Lý Thứ Tư là Bát Chánh Đạo, đưa ra những yếu tố dẫn đến diệt khổ: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chính tin tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, và chánh tư duy. Tám yếu tố này xác định ba điều cơ bản trong việc rèn luyện tâm linh Phật giáo gồm tác phong luân lý, định tâm và tuệ giác.

Người ta thường giảng giải Tứ Diệu Đế theo cách dùng một ngụ ngôn y học. Ở Chân Lý 1, con người được chẩn đoán mắc bệnh khổ. Chân Lý 2 cho biết mê luyến là nguyên nhân căn bệnh này. Chân Lý 3 dự báo bệnh, cho biết bệnh có thể chữa khỏi. Cuối cùng, Chân Lý 4 kê toa, dùng thuốc “Bát Chánh Đạo” để hồi phục sức khỏe bệnh nhân.

Cũng có thói quen liên hệ một số hoạt động với Tứ Diệu Đế, Chân Lý 1 đã được “lĩnh hội đầy đủ”. Chân Lý 2 cần được tiêu trù: nó đòi hỏi mê đắm phải được dập tắt. Chân Lý 3 phải được nhận thức và biến thành thực tế. Và Chân Lý 4 là trau dồi, “được chuyển thành hiện thực”, tức là tuân thủ và giữ lấy. Toàn bộ Phật pháp có thể coi như là bản chi tiết của Tứ Diệu Đế.

. Con đường dẫn đến diệt khổ

Một lần, sư Malunkyapuha hỏi Đức Phật những câu rắc rối về bản chất vũ trụ, linh hồn và số phận của một vị Phật sau khi hóa sinh. Đức Phật bảo thầy ấy rằng khi hỏi những câu hỏi này, thầy đã hành động như một người bị mũi tên bắn trúng mà cứ từ chối chữa thương cho đến khi y biết được ai đã bắn y , người ấy thuộc giai cấp nào, từ đâu đến và dùng loại tên gì. Chắc chắn nạn nhân chết trước khi các vấn đề được giải đáp. Một giáo lý thực hành căn bản, tức con đường của Đức Phật, tránh sự suy đoán mà chỉ tập trung vào những vấn đề dẫn đến đời sống thánh thiện và đến sự chấm dứt khổ, còn tất cả những điều khác là không thích hợp.

Bát chánh Đạo nằm Diệt Khổ, được liệt kê trong Tứ Diệu Đế, là phương thuốc của Đức Phật dùng để chữa khổ cho tất cả chúng sinh. Nó thường được phân ra làm ba thành phần là Giới, Định, và Tuệ (Shila, Samadhi, và Prajna). Một phương pháp khác để nhận ra con đường là hạnh bố thí (dana). Dana ở dưới shila, nhưng đổi lại, nó làm cho một người có thể đi vào những ước muốn cao hơn.

Shila, samadhi, và prajna (Giới, Định, Tuệ) là cốt tủy của việc rèn luyện tâm linh Phật giáo và không thể tách biệt. Thúy không những bổ sung cho nhau như những cánh hoa đối với đóa hoa mà còn hòa trộn vào nhau như “muối trong biển” - một sự so sánh nổi tiếng của Phật giáo.

Shila (Giới luật), được mô tả trong Bát Chánh Đạo là “chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng”, liên quan đến những điều luân lý bắt buộc thông thường như cấm nói dối và sát sinh. Trong thực hành Đạo Phật hàng ngày, Shila theo sau bố thí vì bố thí được coi là hành động đạo đức chủ yếu. Dana cao hơn từ thiện hoặc độ lượng (hào phóng) vì nó có ý nghĩa tôn giáo nghiêm túc. Mục tiêu nó nhắm vào là Tăng Đoàn (shanga) và nó là một phúc hạnh lớn cho tín đồ cúng dường tăng ni những nhu yếu phẩm thường ngày như thực phẩm, chỗ ở, quần áo, và thuốc men. Thành viên của Tăng Đoàn cũng thực hành dana bằng cách chia sẻ món quà lớn nhất, đó là dạy giáo pháp.

Người ta trau dồi Shila bằng cách tuân theo ngũ (5) hoặc thập (10) giới. Cả tín đồ và Tăng Đoàn thực thi “Ngũ Giới”, nhấn mạnh tất cả đạo đức Phật giáo: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu hoặc dùng ma túy. Tăng và ni thực hành thêm 5 giới nữa. Những giới này không chỉ được tuân thủ trong thực hành mà còn được đem vào, như lời thề nguyện, trong lễ tụng.

Thành phần thứ hai của Bát Chánh Đạo, hoàn thiện Định (samadhi), liên quan đến “chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định”. Được trau luyện trong yoya và thiền, samadhi không phải cái thay thế cho đạo đức, cũng không phải điều thêm vào bắt buộc. Giống như các tôn giáo khác ở Ấn Độ, Đạo Phật quan niệm tinh thần như là phương tiện quan trọng cho sự giải thoát và nhấn mạnh vào việc rèn luyện tinh thần đúng đắn. Chánh tinh tấn nhắm vào việc sản sinh ra những trạng thái lành mạnh của tinh thần và ngăn ngừa những trạng thái yếu đuối của tinh thần. Chánh niệm phát triển, nhận thức về những cảm xúc, và về những hoạt động thân, tâm. Việc rèn luyện này dẫn đến chánh định trong thiền, tức là đạt được trạng thái ngây ngất khác nhau của ý thức, đem đến một niềm vui to lớn.

Thành phần cuối của Bát Chánh Đạo, “chánh kiến và chánh tư duy”, làm nên Trí Tuệ (Prajna). Đạt được prajna, và xâm nhập thẳng vào thực thể của sự vật thì tương đương với giải thoát trong Đạo Phật. Prajna phải đi sau shila và samadhi và thường được phát triển từ cách thực hành thiền quán nội tâm độc nhất của Phật giáo. Việc tìm kiếm prajna có thể cũng liên quan đến sự khảo sát thuộc triết học và nhận thức về Pháp và về cách thức thế giới vận động. Trong những ý nghĩa chuyên môn hơn, chánh kiến là sự thấu hiểu Tứ Diệu Đế và chánh tư duy là yêu mến tính nhân từ và lòng trắc ẩn, giải phóng trí óc khỏi tính dâm đãng, ác tâm và ác tính.

Thiền quán tĩnh lặng và thiền quán nội tâm (Calm meditation and insight meditation)

Thiền Phật giáo (bhavana) đặt cơ sở trên hai phương pháp là shamatha (calm: tĩnh lặng) và vipashyana (insight: nội tâm), cả hai đều là những phương tiện cần thiết trên con đường 8 nhánh tiến đến chấm dứt khổ. Thiền quán nội tâm nhằm đạt sự tĩnh lặng và định tâm, và nhằm nâng cao chủ thể thiền đến điểm trừu tượng. Sau khi những chướng ngại đã được dẹp xong, tấm “thấm nhập” vào một ý niệm trừu tượng của chủ thể - sự thấm nhập này gọi là nhập thiền (dhyana), tức là trạng thái vĩnh cửu, bất biến. Các “trợ duyên” khác nhau đưa đến sự nhập tâm khác nhau. Người mới tập có thể định tâm (tập trung) vào một cái dĩa màu, còn người đã biến cao hơn có thể chú tâm vào sự hồi tưởng về Đức Phật.

Thiền quán nội tâm (vipashyana) nhằm thực hiện được Tuệ. Điều này cũng được lĩnh hội dần dần rồi sau cùng mới đạt, qua sự nhập tâm của thiền quán tĩnh lặng. Người thực hành đi thẳng vào ba hiện tượng giới, là vô thường, khổ, và vô ngã.

TÁC GIẢ: Nguyễn Sinh
meocon_nhaky
meocon_nhaky

  • Quản Lý Trang Thơ

Quản Lý Trang Thơ

Tổng số bài gửi : 362
Mỹ Kim : 856
Join date : 06/12/2009
Age : 32
Đến từ : TP Hồ Chí Minh

http://groups.google.com.vn/group/meocon_nhaky

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết